Quan hệ giữa các Tạng với Tạng
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Quan hệ giữa các Tạng- Tạng.
Tâm và phế.
Tâm chủ huyết , phế chủ khí. Tâm và phế phối hợp làm khí huyết vận hành và duyc trì hoạt động cơ thể.
Khí thuộc dương, huyết thuộc âm khí thúc đẩy huyết vận hành, huyết đi kéo theo huyết, nếu khí không thúc đẩy huyết sẽ ngưng lại gây ứ huyết, nếu không có huyết khí mất chỗ dựa phân tán ra ngoài khoog thu lại được.
Triệu chứng:
Phế khí hư nhược: gây tâm mạch không đẩy đủ làm tâm phế đều hư. Tâm khí không thúc đẩy huyết gay ứ huyết làm đau vùng ngực.
Tâm khí không đầy đủ gây huyết ứ làm trở ngại đến phế, phế khí không tuyên giáng gây hen suyễn.
Tâm hỏa vượng ảnh hưởng phế âm gây tâm phiền, mất ngủ, ho, ho ra máu.
Tâm và tỳ.
Tâm chủ huyết tỳ sinh huyết: nếu tỳ khí hư không vận hóa được đồ ăn tức uống từ đó không sinh được huyết thì làm tâm huyết hư gây hồi hộp, mất ngủ, hay quên, sắc mặt xanh gọi là tâm tỳ hư.
Tâm và can.
Can tàng huyết, tâm chủ huyết. Cả hai tạng phối hợp tạo thành sự tuần hành của huyết.
Rối loạn quá trình tuần hành gây chứng can tâm hư hay can tâm huyết hư biểu hiện hoảng hốt, hồi hộp, sắc mặt xanh, hoa mắt, chóng mặt, móng tay, móng chân không nhuận.
Can chủ sơ tiết , tâm chủ thần chí, hoạt đông tinh thần chủ yếu do hai tạng tâm và can phụ trách, can và tâm do huyết nuôi dưỡng, khi bị bệnh gây chứng mất ngủ, hay quên,hồi hộp sợ hãi, giận dữ
Tâm và thận.
Tâm ở trên thuộc hỏa , thận ở dưới thuộc thủy, thuộc âm. Hai tạng giao nhau để giữ ở thế cân bằng. Nếu thận thủy không đầy đủ không được chế âm hỏa gây hồi hộp, mất ngủ, mê sảng, miệng lưỡi lở loét gọi là chứng tâm thận bất giao.
Phế và tỳ.
Phế chủ khí của tự nhiên, tỳ chủ khí của hậu thiên , khi khí hư xuất hiện thở ngắn, nói nhỏ, mệt mỏi, kém ăn, ỉa lỏng.
Phế và thận.
Phế chủ khí, thận nạp khí: thận hư không nạp được phế khí gây ho, hen phế quản.
Can và tỳ.
Can chủ sơ tiết, tỳ chủ vận hóa. Sự thăng giáng của tỳ vị có quan hệ tói sự sơ tiết của can. Nếu chức năng sơ tiết của can bị rối loạn làm cho sự thăng giáng của tỳ bị trở ngại gây chứng ngực sườn đầy tức, ăn uống kém, đầy bụng, ợ hơi, ỉa chảy…
Thận và tỳ.
Thân dương , thận khí giúp cho tỳ vận hóa tốt, nếu thận dương hư thì tỳ dương hư cũng hư gây ỉa chảy ở người già , viêm thận mạn.
Can và thận.
Can tàng huyết, thận tàng tinh. Can huyết do thận tinh nuôi dưỡng, nếu thận tinh không đầy đủ sẽ làm can huyết giảm sút.
Không có phản hồi