Chu kỳ kinh nguyệt
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu có chu kỳ ở phụ nữ. Tuy nhiên cơ chế của nó như thế nào hẳn rất ít người biết.
Khái niệm
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu từ niêm mạc tử cung qua âm đạo và ra ngoài. Nó xảy ra đều đặn hằng tháng có chu kỳ nên được gọi là chu kỳ kinh nguyệt.
Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày chảy máu đầu tiên của chu kỳ đến ngày chảy máu đầu tiên của chu kỳ sau.
Bình thường môt chu kỳ kinh nguyệt dài 28-30 ngày. Là kết quả của sự biến đổi niêm mạc tử cung dưới tác dụng của tuyến yên và buồng trứng
Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt
Sự biến đổi của niêm mạc tử cung trải qua hai giai đoạn và kinh nguyệt là kết quả của hai giai đoạn này. một chu kỳ thường kéo dài từ 28-30 ngày.
Xem thêm: [HƯỚNG DẪN] Cách tính ngày rụng trứng để thụ thai hoặc tránh thai chính xác nhất.
Giai đoạn tăng sinh
Bài tiết hormon và biến đổi buồng trứng
- Hoàng thể của chu kỳ trước thoái hóa, progesteron và estrogen giảm kích thích vùng dưới đồi bài tiết GnRH và tuyến yên bài tiết FSH và LH.
- Dưới tác dụng của FSH và LH nang trứng bắt đầu phát triển, tế bào lớp áo trong tiết dịch nang, tang kích thước nang, noãn.
Biến đổi niêm mạc tử cung
- Niêm mạc tử cung gồm 2 phần: lớp chất nền và lớp chức năng. Dưới tác dụng của estrogen làm tăng sinh chất nền. Niêm mạc dày lên, các tuyến dài ra, mạch máu phát triển.
- Các tuyến bài tiết một lớp dịch nhầy để tinh trùng di chuyển dễ dàng
Hiện tượng phóng noãn
- Sau 7-8 ngày nang trứng phát triển, có 1 nang phát triển nhanh (gọi là degraff), còn lại thoái hóa.
- Cuối giai đoạn tăng sinh, tuyên yên tăng bài tiết FSH, LH làm cho nang trứng phát triển mạnh thành trứng chín.
- Sau đó là hiện tượng phóng noãn khi estrogen giảm còn progesteron lại tăng
Giai đoạn bài tiết
Bài tiết hormon biến đổi buồng trứng
Tuyến yên tiếp tục bài tiết FSH, LH. Dưới tác dụng của LH 1 số tế bào hạt còn lại ở vỏ nang biến đổi thành hoàng thể, bài tiết ra nhiều progesteron và estrogen rồi bị thoái hóa.
Biến đổi của niêm mạc tử cung
Niêm mạc tử cung tăng sinh trở nên dày hơn và chứa nhiều dịch có nhiều chất dinh dưỡng
Hiện tượng kinh nguyệt
Nếu không có hiện tượng thụ tinh thì khoảng 2 ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt hoàng thể sẽ bi thoái hóa, estrogen, progesteron giảm nồng độ niêm mạc tử cug bị thoái hóa, các động mạch xoắn lại và co thắt kết quả là vỡ mạch máu chảy đông lại rồi tan dưới lớp niêm mạc chức năng. Niêm mạc chức năng bị hoại tử rồi đi ra khỏi tử cung.
Những điều cần lưu ý khi đến thời kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng bình thường của các chị em phụ nữ. Đến thời kỳ hành kinh do các biến đổi đặc biệt của cơ thể gây ra các hiện tượng đau bụng, đau lưng, đau ngực, ngực căng hơn bình thường,..các biều hiện này có thể có trước hành kinh khoảng 1 ngày là dấu hiệu giúp phụ nữ biết để chủ động hơn. Đồng thời trong thời kỳ hành kinh cơ thể thiếu máu, sức khỏe yếu hơn bình thường, vì vậy cần lưu ý:
- Ăn uống đủ chất, thơi gian nghỉ ngơi hợp lý
- Không tắm quá muộn
- Nếu đau bụng dữ dội thì có thể dùng thuốc giảm đau
- Hạn chế quan hệ tình dục
Không có phản hồi