Thiếu máu cấp tính ở chi
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Bệnh nguyên
Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây thiếu máu cấp tính ở chi, đó là từ nguồn gốc gây thuyên tắc, huyết khối tắc mạch cấp và do chấn thương động mạch.
Thuyên tắc mạch máu
Thuyên tắc là do một cục máu đông di chuyển đến gây ra tình trạng tắc mạch. Cục máu đông bản chất có thể đơn thuần là cục máu hay phối hợp với các chất vôi hóa, mảng xơ vữa hay các tổ chức sùi nhiễm khuẩn khác, và vị trí khởi phát cục máu đông có thể từ ở tim hoặc là ở động mạch
Bệnh tim gây thuyên tắc
Đây là nguyên nhân hay gặp nhất gây thuyên tắc mạch ngoại vi. Bao gồm:
−Tình trạng loạn nhịp tim kịch phát
−Bệnh lý bệnh van 2 lá, suy tim, bệnh lý nhĩ trái, nhồi máu cơ tim
−Từ van tim: Bệnh lý hẹp van động mạch chủ vôi hóa, thuyên tắc nhiễm khuẩn trong bệnh Osler, và nhất là trong các trường hợp bệnh nhân mang van tim nhân tạo.
Bệnh động mạch gây thuyên tắc
Do các mảng xơ vữa bị loét
Do các khối phình động mạch
Do các tác nhân ít gặp khác
Huyết khối tắc mạch cấp
Tắc mạch cấp trên động mạch bị xơ vữa
−Huyết khối hình thành từ một mảng xơ vữa bị loét và do đó gây tắc lòng động mạch.
−Huyết khối được tổ chức hóa bám và sau đó sát nhập vào thành mạch, sau dó nó được biểu mô hóa và làm hẹp lòng mạch. Khi có sự giảm lưu lượng máu trong lòng mạch, nó thường gây tắc lòng mạch và đây là cơ chế hay gặp nhất.
−Khối máu tụ phía dưới mảng xơ vữa cũng gây ra tắc mạch.
Huyết khối trong các phình động mạch
Phình mạch xuất hiện trước sau đó do tình trạng lưu thông kém của mạch máu cùng tổn thương thành mạch gây xuất
Các nguyên nhân gây huyết khối tắc mạch cấp khác
Các bệnh lý động mạch không do xơ vữa: bệnh Buerger, bệnh Takayasu, bệnh viêm quanh động mạch dạng nốt hoặc bóc tách động mạch chủ type I hay III theo De Barkey.
Chấn thương động mạch
−Vết thương tổn thương thành động mạch, đụng giập động mạch đều có thể gây tắc mạch cấp.
−Trong chấn thương có tổn thương phần mềm gây chèn ép tổ chức, hoặc do garô mạch máu kéo dài hoặc do chôn vùi (hội chứng vùi lấp) cũng có thể gây tắc mạch cấp.
Sinh lý bệnh
Các yếu tố làm gia tăng sự giảm lưu lượng máu ở bên dưới vị trí tắc mạch
−Tình trạng huyết áp
−Tuần hoàn bàng hệ
−hệ thống giường động mạch hạ lưu
Các hậu quả sinh lý bệnh
Hậu quả tại chỗ
Hoại tử tế bào do tình trạng thiếu oxy
Gia tăng áp lực kẽ tạo nên hội chứng chèn ép khoang cản trở tuần hoàn mao mạch
Các hậu quả toàn thân
Do làm gia tăng các men trong tổ chức cơ, Kali… dẫn đến gây ra nhiều biến chứng toàn thân như:
−Tình trạng sốc giảm thể tích
−Các rối loạn chuyển hóa máu và dịch thể
−Suy thận cấp tính: Do phối hợp các cơ chế như: giảm lưu lượng (sốc), lắng đọng myoglobin trong ống thận, độc tính trực tiếp lên ống thận (môi trường acide).
−Tình trạng nhiễm khuẩn: Vi khuẩn phát triển ở tổ chức cơ hoại tử, ở tổ chức cơ sau khi mở cân mạc.
Triệu chứng
+ Đau tại chi nghi ngờ tắc mạch
+ Chi tái nhợt, lạnh giảm hoặc có thể là mất cảm giác và vận động
+ Mất mạch, tuần hoàn tĩnh mạch trở về chậm hoặc không có, tĩnh mạch dẹt.
−Trong thực tế, tắc mạch cấp chi dưới có thể gặp:
+ Tắc tại chỗ chia đôi động mạch mạch chủ-chậu: bệnh nhân sốc, trụy tim mạch, thiếu máu cả hai chi dưới lên đến tận rốn, liệt vận động – cảm giác hai chi dưới nhanh chóng, mạch đùi hai bên không sờ thấy.
+ Tắc động mạch đùi – khoeo: Mạch đùi còn bắt được, mạch khoeo không bắt được.
+ Tắc động mạch chậu – đùi: Thiếu máu ở vùng cẳng chân và cả vùng đùi mông, mạch đùi không bắt được.
Nguyên tắc điều trị
Tránh sự lan rộng của cục máu đông
Lấy bỏ cục máu gây tắc mạch
Giảm đau
Bảo vệ chi bị thiếu máu
Điều trị các quá trình bệnh lý gây thuận lợi cho thiếu máu
Ngăn ngừa các hậu quả của thiếu máu cấp
Xác định lại nguyên nhân
Không có phản hồi