Viêm phế quản mạn- nguyên nhân và triệu chứng
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Viêm phế quản mạn tính là bệnh lý thường xuất hiện ở người lớn đặc biệt nhất là người cao tuổi, bệnh xuất hiện quanh năm.
Viêm phế quản mạn là gì?
Viêm phế quản mạn (Chronic Bronchitis) là một bệnh lý thuộc đường hô hấp mạn tính, nó đặc trưng bởi tình trạng sản xuất quá mức chất nhầy của phế quản, gây ho và khạc dờm kéo dài thường thì từ 3 tháng trong một năm hoặc là 2 năm liên tiếp. Bệnh thường xuất hiện ỏ người lớn, đặc biệt là người cao tuổi. bệnh hay tái phát khi thay đổi thời tiết.
Tổn thương ban đầu của viêm phế quản mạn là bắt đầu từ phế quản lớn đến phế quản nhỏ, tiết chất nhày quá mức, phì đại xơ hóa và phá hủy phế quản, tổ chức đàn hồi của mô phổi bị phá hủy, giãn phế nang,…
Nguyên nhân của bệnh viêm phế quản
Khói thuốc lá, thuốc lào, không khí ô nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phế quản mạn tính. Nguyên nhân là do khói thuốc lá làm ức chế hoạt động của các tế bào trụ có lông chuyển, ức chế chức năng của đại thực bào phế nang, ức chế men antiprotease,… làm bạch cầu đa nhân tiết men tiêu hủy protein. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như
- Đặc thù công việc tiếp xúc với nhiều khói bụi, hóa chất khí độc hữu cơ, vô cơ ( vd: bụi phấn_giáo viên, bụi đường_công nhân, khí clor,…)
- Nhiễm các virus vi khuẩn đường hô hấp
- Yếu tố cơ địa: cơ địa dị ứng, bệnh di truyền rối loạn bài tiết
- Người hút thuốc, sống trog môi trường có người hút thuốc, không khí môi trường sống ẩm ướt chật chội, không thường xuyên vệ sinh nhà cửa,…
Triệu chứng của bệnh viêm phế quản mạn
Bênh thường xuất hiện ở người>50 tuổi, nam giới nghiện thuốc lá, thuốc lào. Bệnh phát triển chậm, lúc đầu nhẹ và không ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt nếu không điều trị thì bệnh ngày càng nặng dần. Bệnh kéo dài 5-20 năm với các đợt cấp và biến chứng
- Ho và khạc có đờm: ho khạc nhiều vào buổi sáng, đờm nhầy có màu vàng, xanh, đục như mủ. Những đợt ho thường kéo dài 3 tuần, thường vào đầu mùa xuân mùa đông, khi thời tiết thay đổi
- Khó thở: với người mới mắc bệnh thì thường ít gặp phải hiện tượng này, tuy nhiên bệnh càng nặng thì người bệnh càng hay gặp hiện tượng khó thở. Mức độ tăng dần theo thời gian điều đó gây cho chức năng hô hấp suy giảm
- Nghe phổi ray ngáy, ran rít ran ẩm
- Có thể sốt hoặc không
- Ngoài ra nó còn gây ra các biến chứng như suy tim, suy hô hấp, viêm phổi, giãn phế nang,…
Khi bạn đến bệnh viện quan kiểm tra lâm sàng như chọ x-quang, soi phế quản, xét nghiệm máu,..
- X-quang phổi: rốn phổi đậm, có những dường đậm chạy quanh phổi từ rốn phổi cho đến cơ hoành
- Soi phế quản: vách phế quản dày, niêm mạc phế quản có chỗ nhợt, có chỗ xung huyết, viêm nhiễm ở những phế quản lớn, lan tỏa và sau đó là cục bộ.
- Xét nghiệm máu: số lượng bạch cầu tăng, tốc độ lắng máu tăng.
Phụ thuộc vào mức độ biến chứng của bệnh người ta chia bệnh thành 3 mức độ như:
- Viêm phế quản mạn đơn thuần: ho khạc đờm nhầy
- Viêm phế quản mạn nhầy mủ mạn tính: mức độ ho khạc tái diễn thường xuyên, đờm nhầy đầy mủ
- Viêm phế quản mạn tắc nghẽn: ho khạc đờm nhầy có mủ, kèm theo hiện tượng khó thở thường xuyên.
Không có phản hồi